Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

20 điều giáo viên cần biết




1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng. 
 
2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng. 

3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời. 

4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập. 

5. Đừng đòi hỏi một "kỷ luật lý tưởng" trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện. 

6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những "phát minh" nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu. 
7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập. 

8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên. 

9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên. 

10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chùng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này. 

11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp. 

12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn. 

13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng. 

14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm. 

15. Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được. 
16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bận cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương. 
17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai.Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá. 
18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn. 
19. Đừng dạy học sinh quá tự tin - sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ.
 20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiền trì và mềm mỏng.

6 hành vi giáo viên không đươc làm :
 
Ngày 30-12-2010, Bộ GD-ĐT đã ký thông tư ban hành điều lệ trường tiểu học. Theo quy định, có 6 hành vi giáo viên không được làm, đó là:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể HS và đồng nghiệp;
2.Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức; dạy không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam;
3.Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của HS;
4.Ép buộc HS học thêm để thu tiền;
5.Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường,
6.Sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Cũng theo quy định tại điều lệ, HS có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. HS lang thang cơ nhỡ có điều kiện chuyển sang lớp chính quy được hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp vào lớp phù hợp.
Số HS trong mỗi lớp học có không quá 35 học sinh. Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS đi học. Số lượng học sinh và số lớp trình độ trong một lớp ghép phù hợp năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện địa phương.
 

Thông tư 67/2011/TT-BGDĐT

Thông tư 67/2011/TT-BGDĐT về Quy định Tiêu chuẩn đánhgiárường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành



Số: 67/2011/TT-BGDĐ
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học.
Điều 2. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2012.
Thông tư này là căn cứ để điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành văn bản thay thế Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; Quyết định số 55/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức chất lượng tối thiểu của trường tiểu học; Văn bản số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo (các nội dung áp dụng đối với trường tiểu học).
Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- UBVHGDTNTNNĐ của QH;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc CP;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KtrVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển


QUY ĐỊNH
VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 67/2011/TT-BGDĐT Ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học, bao gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
2. Văn bản này được áp dụng đối với trường tiểu học thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học là căn cứ để xác định nội dung, mức độ yêu cầu trong các hoạt động: kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học, đánh giá mức chất lượng tối thiểu của trường tiểu học, công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, công nhận trường tiểu học đạt tiêu chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực, thanh tra toàn diện nhà trường.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học là các yêu cầu đối với nhà trường để đảm bảo chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá trường tiểu học.
2. Tiêu chí đánh giá trường tiểu học là yêu cầu đối với nhà trường ở từng nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá trường tiểu học.
3. Chỉ số đánh giá trường tiểu học là yêu cầu đối với nhà trường ở từng nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí.
Chương II
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Điều 3. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
a) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng tư vấn khác);
b) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác;
c) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
2. Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
a) Lớp học được tổ chức theo quy định;
b) Số học sinh trong một lớp theo quy định;
c) Địa điểm đặt trường, điểm trường theo quy định.
3. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng.
a) Cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học và thực hiện sinh hoạt tổ theo quy định;
c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.
4. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;
c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
5. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định.
a) Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học;
b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;
c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
6. Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh theo quy định của Điều lệ trường tiểu học;
b) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường tiểu học và các quy định khác của pháp luật;
c) Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.
7. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện các quy định về phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường.
a) Xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội của nhà trường;
b) Đảm bảo an toàn cho học sinh và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong nhà trường.
Điều 4. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
1. Năng lực của cán bộ quản lý trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục.
a) Số năm dạy học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (không kể thời gian tập sự) theo quy định;
b) Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học;
c) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị và quản lý giáo dục theo quy định.
2. Số lượng, trình độ đào tạo của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
a) Số lượng và cơ cấu giáo viên đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc của tiểu học theo quy định;
b) Giáo viên dạy các môn: thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đảm bảo quy định;
c) Đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định.
3. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc đảm bảo các quyền của giáo viên theo quy định.
a) Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
b) Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đáp ứng yêu cầu;
c) Đảm bảo các quyền của giáo viên theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật.
4. Số lượng, chất lượng và việc đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường.
a) Số lượng nhân viên đảm bảo quy định;
b) Nhân viên kế toán, văn thư, y tế, viên chức làm công tác thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc;
c) Thực hiện các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định.
5. Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường tiểu học và của pháp luật.
a) Đảm bảo quy định về tuổi học sinh;
b) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm;
c) Được đảm bảo các quyền theo quy định.
Điều 5. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
1. Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát theo quy định;
b) Cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh theo quy định;
c) Sân chơi, bãi tập theo quy định.
2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.
a) Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học đảm bảo quy định của Điều lệ trường tiểu học;
b) Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế;
c) Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.
3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
a) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo quy định;
b) Trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định;
c) Các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.
4. Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.
a) Khu vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, riêng cho học sinh khuyết tật, vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ;
b) Nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo quy định;
c) Nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu.
5. Thư viện đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
c) Bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm.
6. Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.
a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.
Điều 6. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định.
a) Tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Nhà trường tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;
c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Nhà trường tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương để xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.
a) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương;
b) Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất, tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học;
c) Huy động nguồn kinh phí tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo.
3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;
b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;
c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.
Điều 7. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
1. Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.
a) Kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường đảm bảo quy định;
b) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương;
c) Thực hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu.
2. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
a) Chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo quy định;
b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh;
c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương.
a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;
b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;
c) Hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.
4. Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi, khá;
c) Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu.
5. Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
a) Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho học sinh;
b) Khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng cho học sinh theo quy định;
c) Học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
6. Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.
a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học;
b) Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến;
c) Học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi, giao lưu do cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên tổ chức.
7. Giáo dục kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
a) Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh;
b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;
c) Học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng các chính sách của địa phương để đảm bảo chất lượng trường tiểu học.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra công tác đánh giá trường tiểu học.
Điều 9. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) xây dựng chính sách của địa phương để đảm bảo chất lượng các trường tiểu học thuộc quyền quản lý.
2. Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác đánh giá trường tiểu học.
Điều 10. Trách nhiệm của trường tiểu học
1. Xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học theo từng giai đoạn.
2. Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai thực hiện kế hoạch đề ra./.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Tổ quốc Việt Nam - Dân tộc Việt Nam

wmt_135_100_b2cffa22a161fa1c77f5a4b6e07f9716
Việt Nam - Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang gây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dãi từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).
Tổ quốc Việt Nam - Dân tộc Việt Nam
Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước.
 

Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức sống mảnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau.

Ở đồng bằng và trung du, các dân tộc làm ruộng, cấy lúa nước, dựng nên nền văn hóa xóm làng với trung tâm là đình làng, giếng nước cây đa, bao bọc bởi lũy tre xanh gai góc đầy sức sống dẻo dai. Đồng bằng, nghề nông, xóm làng là nguồn cảm hứng, là "bột" của những tấm áo mớ ba mớ bảy, của dải yếm đào cùng nón quai thao, của làn điệu dân ca quan họ khoan thai mượt mà và của khúc dân ca Nam Bộ ngân dài chan chứa sự mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long. ở vùng thấp của miền núi, các dân tộc trồng lúa nước kết hợp sản xuất trên khô để trồng lúa nương, trồng ngô, bước đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây quế...), thay thế cho rừng tự nhiên. Họ sống trên những nếp nhà sàn, mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Đồng bào có tục uống rượu cần thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc. Người uống ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình người.

Ở vùng cao Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bào chọn phương thức phát rừng làm rẫy - là cách ứng xử thiên nhiên ở thời đại tiền công nghiệp. Vùng cao, khí hậu á nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiện trong mùa hè thu. Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ ngàn xưa người vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ đất khỏi bị xói mòn bởi những cơ mưa rào mùa hạ. Bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các cô gái đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo với những hoa văn sặc sỡ hài hòa về màu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo dốc. Núi rừng hoang sơ cùng với phương thức canh tác lạc hậu là mảnh đất phát sinh và phát triển các lễ nghi đầy tính thần bí, huyền ảo. Hầu hết các cư dân Tây Nguyên đều có tục đâm trâu làm lễ cúng Giàng (trời), cầu xin sự phù hộ của Giàng cho người sức khỏe, cho gia súc và cho mùa màng bội thu. Đây cũng là vùng tiềm ẩn nhiều truyện thần thoại, nhiều sử thi anh hùng mà giá trị của nó có thể so sánh được các truyện thần thoại của Trung Quốc, Âởn Độ nhưng chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ. Đồng bào là chủ nhân sáng tạo ra những bộ đàn đá, đàn T'rưng, đàn Krông pút... những bộ cồng chiêng và những điệu múa tập thể dân dã, khỏe khoắn kết bó cộng đồng. Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, các dân tộc sống bằng nghề cài lưới. Cứ sáng sáng đoàn thuyền của ngư dân giăng buồm ra khơi, chiều lại quay về lộng. Cuộc sống ở đây cũng nhộn nhịp, khẩn trương như nông dân trên đồng ruộng ngày mùa.

Ở khắp nơi, con người hòa nhập vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng biết chiều lòng người, không phụ công sức người.

Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Aá lục địa với Đông Nam Aá hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hóa trong khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Aá, ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau.


Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ
Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái. 
Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, H'Mông, Pà thẻn. 
Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La chí, La ha, Pu péo. 
Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Giơ-rai, Ra-glai. 
Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu. 
Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.
             Tìm hiểu nét riêng mỗi dân tộc tại   Tại đây(Hoặc lick cuột vào tên mỗi dân tộc) nhé !
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. ở đây cái đa dạng của văn hóa các dân tộc được thống nhất trong qui luật chung - qui luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.
DM tổng hợp