Việt Nam - Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân
tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa
theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang gây dựng non
sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng
bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dãi
từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây)
đến quần đảo Trường Sa (Đông).
Tổ quốc Việt Nam - Dân tộc Việt Nam
Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có
truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên
nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và
xây dựng phát triển đất nước.
Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể
hiện sự sáng tạo và sức sống mảnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng
với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân
tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác
nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau.
Ở đồng bằng và trung du, các dân tộc làm ruộng, cấy lúa
nước, dựng nên nền văn hóa xóm làng với trung tâm là đình làng, giếng
nước cây đa, bao bọc bởi lũy tre xanh gai góc đầy sức sống dẻo dai. Đồng
bằng, nghề nông, xóm làng là nguồn cảm hứng, là "bột" của những tấm áo
mớ ba mớ bảy, của dải yếm đào cùng nón quai thao, của làn điệu dân ca
quan họ khoan thai mượt mà và của khúc dân ca Nam Bộ ngân dài chan chứa
sự mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long. ở vùng thấp của miền núi, các
dân tộc trồng lúa nước kết hợp sản xuất trên khô để trồng lúa nương,
trồng ngô, bước đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây
quế...), thay thế cho rừng tự nhiên. Họ sống trên những nếp nhà sàn, mặc
quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú
rừng. Đồng bào có tục uống rượu cần thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc.
Người uống ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình người.
Ở vùng cao Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bào chọn phương thức
phát rừng làm rẫy - là cách ứng xử thiên nhiên ở thời đại tiền công
nghiệp. Vùng cao, khí hậu á nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiện
trong mùa hè thu. Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ ngàn xưa
người vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo
vệ đất khỏi bị xói mòn bởi những cơ mưa rào mùa hạ. Bàn tay khéo léo và
tâm hồn thẩm mỹ của các cô gái đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo
với những hoa văn sặc sỡ hài hòa về màu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại
về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên
đường đèo dốc. Núi rừng hoang sơ cùng với phương thức canh tác lạc hậu
là mảnh đất phát sinh và phát triển các lễ nghi đầy tính thần bí, huyền
ảo. Hầu hết các cư dân Tây Nguyên đều có tục đâm trâu làm lễ cúng Giàng
(trời), cầu xin sự phù hộ của Giàng cho người sức khỏe, cho gia súc và
cho mùa màng bội thu. Đây cũng là vùng tiềm ẩn nhiều truyện thần thoại,
nhiều sử thi anh hùng mà giá trị của nó có thể so sánh được các truyện
thần thoại của Trung Quốc, Âởn Độ nhưng chưa được sưu tầm và nghiên cứu
đầy đủ. Đồng bào là chủ nhân sáng tạo ra những bộ đàn đá, đàn T'rưng,
đàn Krông pút... những bộ cồng chiêng và những điệu múa tập thể dân dã,
khỏe khoắn kết bó cộng đồng. Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, các dân
tộc sống bằng nghề cài lưới. Cứ sáng sáng đoàn thuyền của ngư dân giăng
buồm ra khơi, chiều lại quay về lộng. Cuộc sống ở đây cũng nhộn nhịp,
khẩn trương như nông dân trên đồng ruộng ngày mùa.
Ở khắp nơi, con người hòa nhập vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng biết chiều lòng người, không phụ công sức người.
Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam
Aá lục địa với Đông Nam Aá hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền
văn hóa trong khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam
Aá, ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt
Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau.
Nhóm Môn-Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
Tìm hiểu nét riêng mỗi dân tộc tại Tại đây(Hoặc lick cuột vào tên mỗi dân tộc) nhé !
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ
khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc
thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ
với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được
bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. ở đây cái đa dạng của văn hóa
các dân tộc được thống nhất trong qui luật chung - qui luật phát triển
đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp
phạm trù triết học.
DM tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét